QUẢNG NINHBốn cán bộ Điện lực Vân Đồn bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức do liên quan việc tính nhầm cho người dân gần 90 triệu đồng tiền điện tháng 5.
Trước đó sáng 22/6, bà Đào Thị Gái, 74 tuổi, ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, nhận thông báo nộp tiền điện của Điện lực Quảng Ninh với số tiền 89.350.496 đồng, tương đương 27.000 số điện tiêu thụ trong tháng 5. Trong khi gia đình chỉ có 3 người, không kinh doanh, bình quân mỗi tháng sử dụng khoảng 200 số điện.
Lý giải việc này, ông Vũ Đình Tân, Phó giám đốc Công ty điện lực Quảng Ninh, cho biết đây là công tơ điện tử đo từ xa khoảng 50-60 m, qua thiết bị cầm tay. Hôm công nhân đi đo số điện đúng ngày trời mưa, khả năng nước mưa táp vào mặt công tơ kèm bụi khiến mặt công tơ nhòe, số báo về thiết bị không chính xác.
"Đoàn công tác đã lập biên bản, chốt lại số điện với gia đình theo đúng số tiêu thụ thực tế. Chúng tôi đã xin lỗi khách hàng về sự cố trên, khách cũng đồng thuận", ông Tân nói.
Hơn một giờ sau, ba cảnh sát ôm theo các thùng giấy được niêm phong và ở cứng máy tính đưa lên ôtô. Ở đằng sau, ông Long mặc áo phông đen, giày đen, tay không bị còng đi từ phòng làm việc bước lên ôtô biển trắng.
Hai xe cùng đi tới nhà riêng ông Long ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh để tiếp tục thực hiện lệnh khám xét. Gần 21h, ông Long được đưa lên xe đi tới trụ sở Công an tỉnh Nghệ An.
Công an Nghệ An xác nhận việc khám đã hoàn tất song chưa cung cấp thông tin liên quan.
Trước đó, đêm 21/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng với Kim Văn Bốn, 38 tuổi, cán bộ Phòng chính sách Ban dân tộc tỉnh Nghệ An về hành vi tham ô tài sản.
Theo hồ sơ, quá trình thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tại bản Văng Môn, xã Nga Mi (huyện Tương Dương), ông Bốn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lập khống hồ sơ một số hạng mục để rút tiền của đề án. Số tiền ông Bốn bị cáo buộc chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu đồng.
Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2016 với tổng kinh phí 120 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là 90% và 10% ngân sách đối ứng địa phương).
Đề án được thực hiện tại hai bản Văng Môn (xã Nga My) và bản Đửa (xã Lượng Minh), thuộc huyện Tương Dương. Mục tiêu của đề án là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Ơ Đu; bảo tồn, phát huy tiếng nói, nhà ở, phong tục tập quán...
Bản Đửa (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương) không có người dân tộc Ơ Đu sinh sống, song cán bộ Ban dân tộc vẫn lập danh sách 45 hộ với 231 nhân khẩu.
Tháng 9/2019, vụ việc được phát hiện, UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định loại 231 nhân khẩu này khỏi danh sách hỗ trợ.
Tính tới tháng 7 này, đề án đã được cấp hơn 28 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển nhiều hạng mục tại bản Văng Môn. Trong số này có xây dựng 67 chuồng bò với số tiền hơn 12,6 tỷ đồng.